Menu

Toyota Hilux 2016 vừa ra mắt tại Việt Nam “lột xác” cả về diện mạo bên ngoài, không gian nội thất bên trong cùng trang bị an toàn. 

Việc đưa Hilux 2016 về thị trường với 3 phiên bản máy dầu cho thấy tham vọng của Toyota Việt Nam trong việc tìm lại ánh hào quang xưa cho mẫu xe bán tải bền bỉ này.


Hilux được giới thiệu tới người tiêu dùng Việt vào năm 2009 dưới dạng nhập khẩu chính hãng. Đã có quãng thời gian, Hilux “làm mưa, làm gió” và dẫn đầu phân khúc xe bán tải.
Tuy nhiên, những năm gần đây, sự xuất hiện của Ford Ranger cũng như nhiều đối thủ khác đã khiến Hilux không còn giữ được vị thế và hụt hơi. Cụ thể như trong 8 tháng đầu năm 2015, lượng xe Hilux bán ra thị trường chỉ đạt 888 xe, trong khi mẫu xe dẫn đầu phân khúc Ford Ranger vượt trội với 4.154 xe.

“Lột xác” về ngoại thất

Thiết kế tổng thể của Toyota Hilux hoàn toàn mới là sự kết hợp hài hòa giữa những đường nét mạnh mẽ, cứng cáp đáp ứng những yêu cầu của công việc, cùng các chi tiết hiện đại đáp ứng nhu cầu của cá nhân phù hợp với mục đích sử dụng dành cho cá nhân.

toyota-hilux-2016 (5).jpg Hilux 2016 có sự thay đổi toàn diện về thiết kế.

Lấy cảm hứng từ mong muốn tạo ra một chiếc xe bền bỉ nhưng lại mang những thiết kết đầy cảm xúc, các kỹ sư thiết kế đã cố gắng mang lại cho Hilux một hình ảnh hoàn toàn mới, mạnh mẽ hơn nhưng cũng phong cách và thanh lịch hơn.

Thiết kế khí động học được tăng cường bằng việc sử dụng cánh hướng gió thân xe và mui xe Pagoda giúp cải thiện khả năng vận hành của chiếc xe. Bộ phận ổn định hướng gió trên gương chiếu hậu ngoài xe và cụm đèn phía sau giúp ổn định dòng khí quanh xe. Bên cạnh đó, Hilux là chiếc xe bán tải đầu tiên của Toyota được trang bị vây hướng gió ở cả bánh xe phía trước và phía sau.

toyota-hilux-2016 (2).jpg toyota-hilux-2016 (6).jpg toyota-hilux-2016 (7).jpg

Thiết kế cụm đèn trước liền mạnh với lưới tản nhiệt và trải rộng sang hai bên, kết hợp với cản trước lớn và dày. Cụm đèn trước tích hợp rất nhiều các công nghệ hiện đại như: Đèn ban ngày và đèn chiếu gần dạng LED (3.0G AT); Đèn chiếu gần dạng bóng chiếu (3.0G AT); Hệ thống điều chỉnh góc chiếu tự động (3.0G AT); Chế độ đèn pha tự động bật/tắt & Chế độ đèn chờ dẫn đường (Follow me home system) (3.0G AT & MT).

Thiết kế mạnh mẽ tiếp tục xuất hiện ở phần đuôi xe, tạo nên tổng thể hài hòa và cân đối. Cụm đèn sau lớn với đường viền bao quanh màu đen, tay nắm cửa khoang chở hàng được mạ crôm, đồng thời tích hợp ổ khóa giúp việc đóng mở thuận tiện.

“Lột xác” về nội thất

Cùng với diện mạo bên ngoài, không gian bên trong của xe bán tải Hilux 2016 cũng thay đổi hoàn toàn với phong cách giống một chiếc SUV. Có được điều này là nhờ thiết kế taplo mở rộng sang hai bên kết hợp với điểm nhấn là các tấm ốp trang trí mạ bạc có kích thước lớn.

toyota-hilux-2016 (3).jpg Không gian nội thất mang phong cách dòng SUV.

Vô-lăng trên Hilux 2016 cũng có thiết kế hoàn toàn mới với kiểu dáng 3 chấu, tích hợp các nút điều chỉnh hệ thống âm thanh, điện thoại rảnh tay, màn hình hiển thị đa thông tin. Vô-lăng có khả năng điều chỉnh 4 hướng.

hilux-2016 (1).jpg hilux-2016 (2).jpg hilux-2016 (3).jpg

Hàng ghế trước chỉnh điện 8 hướng (3.0GAT) và chỉnh cơ 6 hướng (3.0G MT& 2.5E) với khoảng điều chỉnh được gia tăng, hỗ trợ tối đa cho người lái và hành khách ngồi trước. Hành khách ngồi sau cũng sẽ trải nghiệm sự thoải mái và tiện dụng hơn bởi khoảng để chân lớn, cửa gió điều hòa cho hàng ghế sau và tựa tay tích hợp giá để cốc, chiều dài đệm ngồi được gia tăng, và cửa sổ chỉnh điện.

“Lột xác” về trang bị an toàn

Cả ba phiên bản Hilux 2015 đều được trang bị đầy đủ các công nghệ an toàn tiên tiến như phanh ABS, phân bổ lực phanh điện tử EBD và hỗ trợ phanh BA.

Trong khi đó, bả 3.0G AT có thêm hệ thống cân bằng điện tử tích hợp khả năng điều khiển ổn định khi kéo moóc (VSC & TSC).
hilux-2016-1.jpgHệ thống kiểm soát lực kéo chủ động. 
Phiên bản 3.0G AT còn được trang bị Hệ thống kiểm soát lực kéo chủ động A - TRC kiểm soát lực kéo ở tất cả các bánh xe trong mọi tình huống, hệ thống khởi hành ngang dốc (HAC) và hệ thống cảnh báo phanh gấp (EBS).

Các phiên bản Hilux được trang bị nhiều túi khí giúp giảm thiểu tối đa chấn thương cho người lái và hành khách trong trường hợp không may xảy ra va chạm. Cụ thể Hilux 2.5E & 3.0G MT được trang bị 3 túi khí (2 túi khí phía trước; 1 túi khí đầu gối cho người lái) trong khi đó Hilux 3.0G AT có 2 túi khí phía trước; 1 túi khí đầu gối cho người lái; 2 túi khí bên phía trước; 2 túi khí rèm.

toyota-hilux-2016 (1).jpg

Tất nhiên, ngoài những điểm cộng kể trên, Toyota Hilux 2016 vẫn có những điểm trừ. Cụ thể, xe vẫn dùng động cơ thế hệ cũ 3.0L (1KD-FTV) và 2.5L (2KD-FTV). Theo lý giải của Toyota thì đây là động cơ phù hợp nhất với điều kiện ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng mức giá đưa ra cho Hilux 2016 quá cao so với các đối thủ trong cùng phân khúc. Có thể lấy ví dụ như bản 3.0G AT được bán với giá 877 triệu đồng, trong khi bản cao cấp nhất của Ford Ranger có giá 859 triệu đồng.

Có thể nói, trong phân khúc bán tải, kẻ tiên phong trong việc thay đổi khái niệm xe bán tải chính là Ford Ranger. Sau những cuộc cách mạng thần kỳ của Ford thì Ranger từ những nông trường đã trở về với đô thị. Tiếp sau đó là hàng loạt các tên quen thuộc trên thị trường. Và Hilux có lẽ là muộn nhất.

Nhưng khoác trong mình tên tuổi của 1 trong 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới, và là thứ 2 trong ngành công nghiệp ôtô, đồng thời, sở hữu hàng loạt các giá trị truyền thống như: tiết kiệm, bền bỉ,... thì Hilux sớm muộn, cũng sẽ là cái tên đáng chú ý trong phân khúc xe bán tải.

Theo Autodaily.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top